sức hấp dẫn của đèn Tiffany

 

Đèn Tiffany là một dòng sản phẩm được ưa chuộng nhất hiện nay. Hãy cùng Siêu Thị Nội Thất MHT HOUSE tìm hiểu về sức hấp dẫn của đèn Tiffany

Năm 1985 giới hâm mộ nghệ thuật và đồ cổ thế giới giật mình khi nghe tin hãng đấu giá Christie’s ở New York bán chiếc đèn kính màu Magnolia (Hoa Mộc lan) với giá cao chót vót là 528.000 US$. Đây là chiếc đèn có chao hình vòm được ghép bằng 1260 miếng kính màu hoà sắc dịu dàng do hãng Tiffany sản xuất 1905.


Xem thêm: kính hoa đồng

Sau đó 2 năm Christie’s lại bán đấu giá chiếc đèn mang tên là Cobweb (Mạng nhện) và chiếc đèn Peony (Hoa Mẫu đơn) do hãng Tiffany sản xuất thuộc bộ sưu tầm của Barbra Streisand, nữ ca sĩ nổi tiếng người Mỹ, với giá trên một triệu đô-la mỗi chiếc.

Mười năm sau, hãng Christie’s lại gây xôn xao giới chơi nghệ thuật kính màu khi bán chiếc đèn Lotus Bell (Hoa sen) do hãng Tiffany sản xuất năm 1910 với giá 2.807.500 đô-la. Liền đó, một chiếc đèn Hoa sen khác đã được chuyển nhượng cho một người Nhật ẩn danh với giá ‘hữu nghị’ là 4,6 triệu đô-la Mỹ.

Sau đó ít lâu giá của những chiếc đèn này đã được định lại ở mức cao gấp vài lần. Và thế là những người hâm mộ các tác phẩm được làm từ kính màu cứ ngây ra chứng kiến cảnh giá những chiếc đèn Tiffany gốc cứ tăng vùn vụt từng ngày, chóng cả mặt. Người phương Tây vốn yêu thích loại đèn có chao làm bằng kính mầu Tiffany, mang tên người phát minh ra chúng, càng có lý do để yêu mến chúng một cách sốt sắng hơn.

Dòng đèn kính màu xuất phát từ Hoa Kỳ vào thập niên 80 thế kỷ 19, khởi xướng tại studio kính màu của hoạ sĩ, nhà sáng chế Louis Comfort Tiffany ở New York. Bắt chước thành công của Tiffany, lần lượt xuất hiện các hàng làm đèn khác như Duffner & Kimberlym, Bigelow & Kennard, John Morgan & Sons, Gorham, Hendel… nhưng được đánh giá cao nhất và được ưa chuộng nhất vẫn là những chiếc đèn do hãng Tiffany thiết kế và làm ra.

Xem thêm: đèn tiffany hà nội

Trên các sàn đấu giá hiện nay những chiếc đèn gốc của Tiffany Studio đắt gấp hàng chục, thậm chí hàng trăm lần so với những chiếc đèn cổ do các hãng khác làm ra. Người sưu tầm trên thế giới chủ yếu vẫn chỉ sưu tầm những chiếc đèn thuộc dòng Tiffany. Đến những năm 90 thế kỷ XX hầu hết những chiếc đèn Tiffany gốc đều được đánh dấu bằng quyền sở hữu của một số viện bảo tàng thế giới, nhiều nhất là ở Mỹ, hoặc đã được gom vào tay một số nhà sưu tầm có tên tuổi.

Vì vậy, tuy chỉ là những chiếc đèn phiên bản nhưng chúng cũng rất hiếm hoi, không bao giờ có để bày bán trên thị trường. Có những chiếc đèn Tiffany phiên bản đẹp khi đem bán tại các sàn đấu giá, đã được giới sưu tầm đón nhận và sẵn sàng mua với giá cao ngất ngưởng không kém nhiều so với những chiếc đèn của Tiffany Studio. Về cơ bản, số lượng đèn Tiffany được bảo quản nguyên vẹn đến nay còn lại không nhiều và đều đã có chủ.

Christie’s New York cho biết có chiếc đèn đã quay đi quay lại Chresite’s trong một năm đến…. 8 lần! Mỗi chuyến ngao du như thế chủ nhân của những chiếc đèn gắn mác “Tiffany Studio” giả này lại tốn kém vài chục ngàn đô la để bảo hiểm, vận chuyển và thuê Christie’s thẩm định.

Tiffany đã sáng tác khoảng 100 loại chân đèn khác nhau, trên 90% được đúc bằng đồng, số còn lại làm bằng gốm sứ hoặc thuỷ tinh kết hợp với đồng. Tất cả chất liệu từ đồng đều được Tiffany hoàn thiện bằng một lớp phủ mang tính thời gian nhờ một kỹ thuật patina của riêng ông. Các chân đèn phiên bản hiện nay làm theo khuôn mẫu của Tiffany Studio, dù cố gắng đến đâu cũng chỉ đạt được sự chuẩn xác về mẫu mã nhưng không thể bắt chước được màu sắc của lớp patina do Tiffany làm ra. Đó cũng là cơ sở để phân biệt được chân đèn thật và chân đèn phiên bản.

Hiện nay người ta vẫn bán đấu giá những chiếc chân đèn Tiffany có giá trị lên đến hàng chục nghìn đô la. Năm 2007 chiếc chân đèn có tên Flask kết hợp giữa đồng và thuỷ tinh cao 47cm đã được khởi giá trên sàn Ebay là 17.000 US$, sau 9 ngày nó đã được mua với giá 81.000 US$. Năm 2008 chiếc chân đèn kiểu dáng chiếc đôn cổ Trung Hoa được bán với giá 97.000 US$.

Xem thêm: kính màu cường lực

Ở Việt Nam hiện nay cũng có một vài người quan tâm và sưu tầm dòng đèn kính màu Taffany nhưng thú chơi đó chưa phổ biến. Thay vào đó đa số mọi người chỉ được biết đến những chiếc đèn kính màu loè loẹt “made in China” được sản xuất hàng loạt và thiết kế rất ẩu. Những chiếc đèn đó sử dụng kính màu công nghiệp hoặc loại kính màu thiếu độ tinh khiết do đó không thể tạo được hiệu ứng chiếu sáng rực rỡ hoặc huyền ảo như kính màu Tiffany.

Tuy vậy những chiếc đèn giả Tiffany làm từ Trung Quốc này cũng không rẻ một chút nào, có những chiếc có giá cả chục triệu đồng. Còn những chiếc đèn Tiffany thật và phiên bản ở Việt Nam cũng có những chiếc được giới sưu tầm đèn quốc tế đánh giá đẹp vào loại hàng đầu.

Hy vọng sau một thời gian, thú chơi đèn Tiffany sẽ trở thành phổ biến hơn ở nước ta và những chiếc đèn Tiffany đẹp sẽ được dịp toả sáng ở các gia đình Việt Nam, làm phong thêm phú thú thích chơi đồ nghệ thuật của người Việt Nam. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ HOTLINE: 084.767.3941

Tham khảo thêm: lưu ý khi lựa chọn tủ kính bếp

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Tranh kính màu với nội thất hiện đại

Hướng dẫn cách lựa chọn vách kính tắm cho công trình phụ bạn nên biết

Kính ghép hoa đồng trong ứng dụng nhà ở, biệt thự cao cấp